Kiểm toán là gì? Tại sao cần kiểm toán? Kiểm toán sẽ diễn ra như thế nào? Để có được câu trả lời, SEOVINA sau đây sẽ chia sẻ một số kiến thức hiểu biết về kiểm toán, hi vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn chính xác hơn về công việc Kiểm toán cần làm.

Kiểm toán là gì? 

Trước hết, trước khi ta giải thích về kiểm toán, hãy nói về kế toán trước. 2 khái niệm này là khác nhau, nhiều người có thể nhầm lẫn nhưng bản chất 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, mặc dù khác biệt nhưng chúng lại có sự liên quan mật thiết đến nhau.

Nói đơn giản, ta có kế toán là công việc cung cấp thông tin liên quan đến tài chính của một doanh nghiệp/ tổ chức. Kế toán là công việc đo lường hoạt động tài chính kinh tế của một doanh nghiệp. Đó chỉ là khái niệm cơ bản nhất về kế toán, nhưng nó sẽ liên quan gì đến Kiểm toán?

Vậy Kiểm toán là gì? Như SEOVINA đã chia sẻ, kiểm toán và kế toán ảnh hưởng trực tiếp lên nhau. Ta có kiểm toán hiểu ngắn gọn là kiểm tra hoạt động tài chính, xác minh tính trung thực của các bản báo cáo tài chính, từ đây, đưa ra xác nhận về hoạt động tài chính của Doanh nghiệp được diễn ra như thế nào.

Ta cũng có thể nói kiểm toán là việc thu thập dữ liệu để so sánh với số liệu được công bố bởi kế toán, từ đây xác nhận và đưa ra báo cáo về mức độ tin tưởng, mức độ chính xác của số liệu đó. 

Kiểm toán có thể được thực hiện bởi nhân viên kiểm toán từ nội bộ doanh nghiệp hoặc bất kỳ công ty thực hiện dịch vụ kiểm toán nào. Các nội dung có thể được nhắc đến trong kiểm toán như là: bảng cân đối kế toán bên trong doanh nghiệp, báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kiểm toán,v.v…

Mục đích của Kiểm toán là để đối chiếu tính xác thực rằng liệu nội dung được đưa ra bởi kế toán có xác thực hay không? Các báo cáo tài chính về nguồn thu, chi của doanh nghiệp có chính xác hay không. Từ đây, nhà lãnh đạo hoặc bất kỳ tổ chức chính phủ nào có được kết luận, đánh giá chính xác nhất.

dich-vu-seo
Kiểm toán là gì? Công việc Kiểm toán cần làm như thế nào

Công việc kiểm toán

Chúng ta đã giải thích Kiểm toán là gì, vậy công việc kiểm toán là sẽ làm những gì? Hiểu một cách đơn giản, công việc kiểm toán của các kiểm toán viên là làm sao tích hợp các phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của hoạt động tài chính thông qua các báo cáo từ kế toán.

Có thể kể đến như là phương pháp đối chiếu, phương pháp kiểm kê, giám sát, phương pháp diễn dải và thử nghiệm,v.v… Từ đây, ta có thể giải thích ngắn gọn 3 công việc chủ yếu nhất mà một kiểm toán viên phải làm, bao gồm:

Thứ nhất, phải xác minh được tính trung thực của báo cáo. Kiểm toán viên phải xác minh được tính chính xác mà bản báo cáo từ kế toán đưa ra liệu có đúng không, liệu có trùng khớp hay không và sự chênh lệch sẽ được giải thích như thế nào.

Thứ hai, phải đánh giá được tính hợp pháp. Kiểm toán viên phải đánh giá được liệu các tài liệu này có đúng không, các tài liệu mà kế toán đưa ra liệu có hợp pháp hay không? Công việc này kiểm toán viên phải dựa vào kiến thức, kỹ năng của mình để đưa ra nhận xét và đánh giá chính xác.

Thứ 3, phải tư vấn và đưa ra giải pháp. Kiểm toán viên phải dựa vào những sai sót, chênh lệch để đưa ra giải thích, tư vấn hỗ trợ đến đơn vị kiểm tra kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần phải đưa ra các hỗ trợ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nữa. 

Do vậy, công việc kiểm toán phải cũng tương tự nội dung được để cập tại Kiểm toán là gì. Do vậy, nếu bạn đang quan tâm đến công việc kiểm toán, hãy theo dõi các nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích đầy đủ và nhiều hơn nữa về kiểm toán.

dich-vu-seo
Kiểm toán tìm ra lỗi sai ở hoạt động của doanh nghiệp

Kiểm toán có mấy loại?

Khác với kế toán, Kiểm toán được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó phải kể tới 3 loại chính. Đặc điểm của từng loại kiểm toán nhìn chung là khác nhau ở cách thức thực hiện và xử lý. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến 3 loại kiểm toán phổ biến nhất.

Đầu tiên, cũng là hình thức kiểm toán phổ biến nhất, ta có kiểm toán nội bộ. Điều này là cực kỳ cần thiết đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức đang hoạt động kinh doanh. Hoạt động kiểm toán nội bộ thường được tổ chức thực hiện theo yêu cầu từ Giám đốc hoặc theo yêu cầu từ hội đồng quản trị,

Những báo cáo kết quả từ hoạt động kiểm toán này chỉ được lưu hành bên trong doanh nghiệp/tổ chức mà không được phép lưu hành bên ngoài. Có thể vì nhiều lý do, do vậy, kiểm toán viên thường sẽ là nhân viên trực tiếp của công ty hoặc là người từ ban điều hành.

Kiểm toán nội bộ có thể được thực hiện theo yêu cầu từ giám đốc, cũng có thể được thực hiện theo báo cáo thường niên, theo quý hoặc theo năm. Vậy nên, sự khác biệt này thường nằm ở các tổ chức/doanh nghiệp khác nhau có quy định cũng khác nhau.

Thứ 2, ta có kiểm toán pháp lý. Đây là hình thức kiểm toán bắt buộc, có tính pháp luật. Vậy nên, các doanh nghiệp/tổ chức được kiểm tra thường là những doanh nghiệp với số vốn được đầu tư bởi nhà nước ta. 

Thêm vào đó, kiểm toán pháp lý được thực hiện bởi kiểm toán viên nhà nước, hoạt động dưới sự theo dõi và giám sát của nhà nước. Vậy nên, thường là sẽ không thu phí và hoạt động kiểm toán diễn ra tương đối thường xuyên và định kỳ.

Thứ 3, ta có kiểm toán độc lập. Nói cho dễ hiểu, dựa theo mục đầu tiên Kiểm toán là gì. ta có nói đến kiểm toán có thể được thực hiện bởi các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Những công ty này chính là hoạt động trong kiểm toán độc lập.

Hình thức này được đông đảo doanh nghiệp ưu tiên sử dụng, bởi lẽ trong đó có sự uy tín và các chuyên viên kiểm toán có chuyên môn cao, hoạt động độc lập. Những công ty này thường ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán, họ còn hỗ trợ một số dịch vụ tư vấn kinh doanh khác nữa.

Trên đây là 3 hình thức kiểm toán chính được áp dụng cho đến hiện nay. Sự khác nhau cơ bản là nằm ở đối tượng kiểm toán và đối tượng thực hiện kiểm toán. Do đó, bạn cần phải có những hiểu biết nhất định để chắc chắn Kiểm toán là gì.

dich-vu-seo
Kiểm toán là quy trình hoạt động cực kỳ chặt chẽ và khoa học

Làm kiểm toán cần học những gì 

Nếu bạn muốn học kiểm toán, một số kỹ năng thiết yếu bạn cần rèn luyện ngay bây giờ, bởi kiểm toán là nghề của số liệu, tư duy chứ không phải nghề của nói. Do vậy, bạn cần lưu ý một số kỹ năng sau đây trước khi trở thành chuyên viên kiểm toán chuyên nghiệp.

Như đã nói tại Kiểm toán là gì, ta luôn nhắc đến công việc kiểm toán là hoạt động của sự minh bạch và trung thực. Kiểm toán tìm ra lỗi sai và xác nhận liệu nó có đúng hay không. Vậy nên, nếu bạn trở thành một kiểm toán viên, việc đầu tiên bạn cần phải làm chính là sự nhanh nhạy với số liệu.

Bạn phải nhanh nhạy nhận ra các số liệu biểu trưng cho điều gì, điều này có đúng hay không? Rèn luyện thường xuyên từ việc tiếp cận các dữ liệu khiến bạn ngày một nhạy bén. Đó là điều cơ bản đầu tiên chắc chắn bạn phải có đối với bất kỳ nghề nào liên quan đến dữ liệu.

Tiếp theo, bạn phải rèn luyện tính tỉ mỉ, tính tò mò và yêu thích khám phá. Thêm vào đó là việc phải kiên nhân với từng mẫu số liệu. Nghề kiểm toán không hề đơn giản. Do vậy, rèn luyện những kỹ năng này giúp bạn luôn tìm tòi. luôn đổi mới và yêu thích công việc hiện tại của mình.

Cuối cùng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Kiểm toán viên chuyên nghiệp thường làm việc và phải tiếp xúc với nhiều tổ chức/doanh nghiệp khác nhau. Việc giao tiếp với khách hàng thường xuyên  yêu cầu khả năng nói chuyện lưu loát, dễ nghe và tự tin.

Bạn phải giải thích và thuyết trình kết quả mình đã kiểm toán trước đám đông để làm sao cho họ tin kết quả của mình là chính xác. Nên thế, hãy rèn luyện những kỹ năng này thật tốt để trở thành một chuyên viên kiểm toán chuyên nghiệp nhé.

Trên đây là một số kỹ năng tôi đánh giá là cơ bản nhất mà một kiểm toán viên phải có. Ngoài ra, kỹ năng về tin học văn phòng, kỹ năng phân tích và đặc biệt là Ngoại ngữ là thứ mà bạn cũng không nên bỏ sót nếu muốn đi đường dài trong sự nghiệp kiểm toán của bạn.

Nhiệm vụ của Kiểm toán viên

Các kiểm toán viên đều thực hiện các công việc nhiệm vụ như nhau, dù là kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ hay kiểm toán tự do thì dưới đây cũng là những nhiệm vụ bắt buộc mà mọi kiểm toán viên phải thực hiện.

1. Lên kế hoạch kiểm toán

Như đã nói, Kiểm toán là một quá trình thực hiện bài bản và phải được nghiên cứu thực hiện theo quy trình nhất định. Vậy nên kiểm toán yêu cầu bạn phải có kế hoạch cụ thể. Người kiểm toán viên phải định hướng công việc cần làm trong bản kế hoạch kiểm toán.

Giai đoạn sau có được thực hiện đồng bộ và tích hợp hay không đều phụ thuộc ở nhiệm vụ đầu tiên này. Do đó, để giảm thiểu các sai sót có thể phát sinh, kiểm toán viên cần có kế hoạch kiểm toán từ trước và thực hiện lên kế hoạch theo mục tiêu trong mục Kiểm toán là gì

2. Xây dựng chương trình Kiểm toán

Nếu việc lên kế hoạch kiểm toán phải được thực hiện từ đầu tiên, thì việc xây dựng chương trình kiểm toán là việc kiểm toán viên phải làm để xây dựng chi tiết và lên các bước thực hiện kiểm toán. 

Kỹ năng xây dựng chương trình kiểm toán là cực kỳ cần thiết đối với kiểm toán viên, nó giúp bạn lên kế hoạch thực hiện với thứ tự thực hiện khoa học, đầy đủ và đảm bảo đúng quy trình. Từ đó giúp kết quả kiểm toán được đưa ra bảo đảm tính chính xác và chặt chẽ.

3. Thu thập các thông tin.

Thu thập thông tin có thể được sử dụng bởi nhiều cách khác nhau. Kiểm toán viên có những phương pháp thu thập dữ liệu đa dạng và hiệu quả khác nhau. Tuy vậy, đây là phần trọng tâm của nhiệm vụ thực hiện kiểm toán, vậy nên có thể kể đến một số phương pháp thu thập thông tin như là

– Phương pháp kiểm toán cân đối: Là phương pháp kiểm toán viên dựa vào kế toán để thực hiện. Từ kế toán, kiểm toán viên tính toán sự cân đối trên giấy tờ với thực tiễn qua các phương trình kế toán.

– Kiểm toán đối chiếu trực tiếp: Là phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ đối chiếu cùng một hạng mục trên nhiều danh mục tài liệu khác nhau. Từ đó kiểm tra sự thống nhất giữa chúng có hay không, nếu có sự sai lệch thì rất nhanh kiểm toán viên có thể phát hiện ngay.

– Phương pháp đối chiếu quan hệ: phương pháp đối chiếu quan hệ còn được gọi là đối chiếu logic. Trong đó, các kiểm toán viên sẽ xem xét mối quan hệ được đưa ra giữa các chỉ tiêu để xem xét lỗ hổng hay sai sót. 

Từ đây, kiểm toán viên trả lời các câu hỏi như liệu chúng có mối quan hệ với nhau hay không, nếu chúng có mối quan hệ thì sự tương quan đúng không. Nếu có thì kiểm toán viên phải dựa vào sự tương quan này để so sánh, đối chiếu một cách trực tiếp.

– Phương pháp kiểm kê: là một phương pháp kiểm tra tính xác thực tại chỗ các đối tượng kiểm toán. Kiểm kê tại chỗ các đối tượng, số lượng các đối tượng kiểm kê hiện tại là bao nhiêu, có chính xác hay không. Kiểm kê có thể xảy ra đột xuất nhưng thông thường thường được thực hiện mỗi cuối kỳ.

– Phương pháp điều tra: hay còn được gọi là Kiểm toán điều tra. Là phương pháp kiểm toán viên điều tra hoạt động tài chính của một cá nhân hoặc 1 doanh nghiệp làm bằng chứng trước tòa án. Kiểm toán điều tra là tìm ra sự gian lận, tham ô hoặc bất cứ hoạt động tài chính bất hợp pháp nào diễn ra.

dich-vu-seo
Kiểm toán là công việc thuộc về khoa học và dữ liệu phân tích

4. Ghi chép

Ghi chép trong kiểm toán là thao tác nghiệp vụ quan trọng. Chức năng của kiểm toán là gì? Đó là yêu cầu ghi lại những sai lệch, những phát giác, những con số hoặc bất kỳ dữ liệu thiếu chính xác nào đã được đưa ra trước đó. Vậy nên, Ghi phép phải được thực hiện khoa học, đầy đủ và kịp thời. 

Ghi chép là thao tác nghiệp vụ quan trọng, kiểm toán viên cần phải trau chuốt kỹ năng viết và ghi chép sao cho nội dung được sắp xếp một cách khoa học, được trình bày đầy đủ và trực quan để người đọc nội dung bản kiểm toán nhanh chóng nắm bắt được thông tin. Vậy nên, ghi chép là nhiệm vụ quan trọng.

5. Lập báo cáo

Báo cáo Kiểm toán là gì? Ở đây, ta nói đến báo cáo kiểm toán được hình thành là khâu cuối cùng trong nhiệm vụ của kiểm toán viên. Vậy nên, lập báo cáo kiểm toán yêu cầu kỹ năng trình bày và khả năng diễn đạt khoa học.

Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá được quá trình hoạt động tài chính, đưa ra tư vấn, đánh giá dựa trên kết quả. Kiểm soát viên dựa vào báo cáo kiểm toán để đưa ra các kết luận khái quát liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đó.

Những thắc mắc thường gặp về kiểm toán

Dưới đây, SEOVINA đưa đến một số câu hỏi, những thắc mắc mà chúng tôi thường xuyên được tiếp nhận gần đây. Để đưa ra câu trả lời, SEOVINA ngoài dựa vào những hiểu biết, chúng tôi cũng dựa vào các ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoạt động pháp lý.

1. Quy định về kiểm toán

Ứng với mỗi hình thức kiểm toán, như đã nói có 3 hình thức chính, thì kiểm toán ở mỗi hình thức cũng tương đối khác nhau. Nhà nước ta cũng có quy định ở mỗi loại kiểm toán được thực hiện cũng khác nhau và vô cùng chặt chẽ.

Ví dụ như SEOVINA lựa chọn kiểm toán độc lập, các quy định cơ bản nhất về kiểm toán độc lập có thể được nhắc đến như là: các quy định, các thông tư, nghị định của chính phủ ta về việc kiểm soát hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, nhà nước cũng có quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán rõ ràng.

Nếu bạn quan tâm đến các quy định về kiểm toán, hãy để lại các ý kiến để SEOVINA hỗ trợ tư vấn. Bạn cần phải tìm hiểu thêm những quy định về các hình thức kiểm toán nội bộ và kiểm toán pháp lý.

dich-vu-seo
Kiểm toán làm việc với số liệu

 

2. Ý nghĩa của Kiểm toán là gì?

Kiểm toán không tự nhiên mà là hoạt động bắt buộc của tổ chức, nó kết hợp với các chức năng khác trong doanh nghiệp để giúp cải thiện hoạt động tài chính, tìm ra lỗ hổng, khắc phục và đưa ra các lời tư vấn, nhận xét khách quan.

Kiểm toán hỗ trợ tốt đến hoạt động quản trị của cấp quản trị trong doanh nghiệp. Điều này là cực kỳ quan trọng để bộ phận điều hành doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhưng đầy đủ về hoạt động của tổ chức. 

Thêm 1 ý nghĩa khác của kiểm toán, đó là nó mang đến sự yên tâm, uy tín cho các đối tượng quan tâm đến nó. Ta có hoạt động báo cáo tài chính thường niên của một số tổ chức, tập đoàn lớn thường được công khai để cho những đối tượng quan tâm đến nó biết. Ví dụ như đầu tư chứng khoán chẳng hạn.

3. Học kiểm toán ở đâu?

Bạn muốn theo học kiểm toán, vậy học Kiểm toán là gì, học kiểm toán ở đâu? Hiện nay, nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các ngành nghề được phép phát triển. Trong đó, đi đầu trong sự phát triển của các doanh nghiệp thì bộ phận kế toán-kiểm toán là không thể thiếu.

Bạn có định hướng học kiểm toán, hãy tham khảo một số trường Đại học hàng đầu, có thể kể đến như: Học viện Tài chính, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, Đại học Kinh Tế Quốc Dân,v.v…

Lời kết

SEOVINA đã giới thiệu cho bạn Kiểm toán là gì và công việc Kiểm toán sẽ làm gì. Do vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngại liên hệ đến chúng tôi, SEOVINA sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ các vấn đề cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài!

Bài Viết Liên Quan : 

5/359 - (359 bình chọn)

Chuyên gia SEO "Phùng Quang Đạt" hiện là giảng viên chuyên dạy về SEO Marketing. Đồng thời, anh đang là CEO của SEOVINA với hoạt động chính là kinh doanh và làm Marketing Online.

Phùng Quang Đạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo